Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần II Mùa Vọng (Mt 11,16-19) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN II MÙA VỌNG
TIN MỪNG: Mt 11,16-19

Noel Quesson - Chú Giải

BÀI ĐỌC I: Is 48,17-19

Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc người phán.

Trong ngôn ngữ thông dụng, từ “cứu chuộc" gợi lên ý tưởng “chuộc lại” nghĩa là trả giá thay cho người khác, để chuộc lại họ.

Thực sự, Chúa Giêsu đã thay cho chúng ta và đã trả giá đắt cho sự công chính hóa của chúng ta.

Nhưng trên thực tế, từ ngữ cứu chuộc bắt nguồn từ tiếng Do Thái, có một âm điệu khác: "Ta là Chúa Đấng cứu chuộc" Goel “của Ngươi”. Theo luật bộ tộc sơ khai, có một “Goel” một người được ủy thác để rửa thù máu, người chịu trách nhiệm về danh dự của bộ tộc Vậy ý nghĩa của từ ngữ muốn nói tới tình yêu Thiên Chúa "cam kết với định mệnh của loài người. Ý tưởng chính không nhắm tới một Thiên Chúa tha thiết đòi nợ máu để được nguội giận mà nhắm tới một. Thiên Chúa tha thiết yêu thương và dấn thân trọn vẹn để cứu chuộc nhân loại.

Ta là Chúa, Ta đến trợ giúp người!

Ta là Chúa, Đấng cứu chuộc ngươi. Mầu nhiệm cao sâu? Tôi chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, đã đến mặc lấy xác phàm ở Bêlem, chia sẻ trọn vẹn điều kiện con người và chết trên Thánh giá.

Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Đấng Phán dạy người những điều hữu ích, Đấng dẫn dắt ngươi trong con đường phải đi.

Thiên Chúa dấn thân cứu chuộc chúng ta. Nhưng Người không thay thế chúng ta. Người mời gọi chúng ta “bước đi”, chấp nhận giáo huấn cứu rỗi.

Tin Mừng, giáo huấn của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu cũng nói: Ta ban lại giáo huấn cho ngươi. Tôi có trung thành tiếp nhận và suy gẫm giáo huấn này không? Tôi cố gắng thế nào trong việc thờ phượng và cầu nguyện?

Nếu ngươi lưu ý tới các giới răn của Ta.

Đây là tính chất cốt yếu của việc cầu nguyện... của trọn cuộc sống con người. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con biết chăm chú. Chúa Giêsu thường nói tới sự tỉnh thức. Hãy tỉnh thức và cầu nguyện.

Nhưng con thường sống như mơ, buông thả? Ta ban cho các ngươi điều răn mới là hãy yêu thương nhau. Chăm chú yêu thương. Đừng bỏ qua những dịp để yêu thương.

Hạnh phúc của ngươi sẽ như dòng sông.

Ai để Chúa hướng dẫn, nghe “giáo huấn cứu rỗi" ai chăm chú yêu thương, sẽ được ngập tràn an bình (hạnh phúc).

Như một dòng sông.

Tôi gợi lên hình ảnh này.

Sự công chính của ngươi sẽ như sông biển. Dòng dõi ngươi sẽ như cát và con cháu ngươi sẽ đông đúc.

Lời hứa của Abraham được lấy lại...

Dù chúng ta từ khước, thiếu sót trong tình yêu, Thiên Chúa vẫn muốn cho sự hạnh phúc, công chính đúng đắn thánh thiện của chúng ta được rộng rãi và mãnh liệt như sông biển. Và Chúa muốn đời chúng ta được phong phú, Người

muốn các nén bạc của chúng ta sinh lời gấp trăm... như cát”

Với chỉ một điều kiện thôi, lạy Chúa, là chăm chú tới giới răn Chúa.

BÀI ĐỌC II: Mt 11,16-19

Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Ta sẽ so sánh thế hệ này với ai? Họ giống như bọn trẻ ngồi nơi phố chợ, gọi lũ trẻ khác mà rằng..”

Một khung cảnh đầy sống động, đang được Chúa Giêsu quan sát, và hôm nay chúng ta vẫn còn có thể quan sát được Thỉnh thoảng Chúa Giêsu đã phải dừng lại để: ngắm nhìn. Từng bầy trẻ con chơi nghịch ngoài đường phố.

Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy, chúng tôi than vãn sao các bạn không khóc lên.

Phải? Chúa Giêsu nhìn những đám đông thời của người như thế đó. “Thế hệ" này hay thay đổi và bất thường, ông biết mình muốn làm điều gì nữa: đó là những đứa trẻ chơi trò tiệc cưới... rồi lại bày trò “an táng". Một đứa trong bọn trẻ bắt đầu một điệu hát vui nhộn, nhưng những đứa khác không thèm hưởng ứng. Rồi nó lại khơi lên một điệu bi ai, những khúc hát cũng không đi đến đâu!

Với trẻ con, đó chỉ là một trò cho tầm phào không mang hậu quả nào. Nhưng đối với người lớn của thời Chúa Giêsu, (và cả thời chúng ta nữa?) do không phải là trò chơi nữa… nhưng liên hệ đến sự sống đời đời của họ!

Hình như' Chúa Giêsu muốn nói:

Thật không nghiêm túc gì cả!

Cả chúng ta nữa, chúng ta không thuộc loại người bất thường đó sao? Chúng ta có ý thức trách nhiệm của mình không? Ta có là những người trưởng thành? Ta có thể kiên vững không? Trong thời gian Mùa Vọng, ta có đứng vững trong những quyết định đa đề ra ? Hay ta tự để mình buông theo những dục vọng bồng bột nhất thời?

Tạ có gắng sức tuân giữ một mực thước nào đó, đối với những việc đã quyết định không? Hay ta luôn thay đổi bất thường theo tính bồng bột của con trẻ?

Vì Gioan đến không ăn không ung, thì họ nói: "ông ta phải quỷ ám!" Con Người đến ăn uống giống như thường thì họ nói: "Đó là người mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội lỗi!”

Phải, những người đồng thời với Chúa Giêsu đã không biết đọc những dấu chỉ thời gian. Gioan Tẩy Giả sống như một nhà khổ hạnh, trong một đời sống riêng hiếm nhặt và sám hối, chạy tịnh và kiêng cử rượu chè: ông cũng rao giảng sự hối cải... “Hãy sám hối "... Nhưng nói chung, người ta không nghe ông. Thái độ sống của ông không làm ai hài lòng. Còn Chúa Giêsu, sống như một người bình thường.

Người ăn uống tự nhiên. Người rao giảng "bữa tiệc cứu độ” kỷ nguyên mới được thông chia hạnh phúc với Thiên Chúa.

Nhưng người ta lại tố cáo Người là “con người mê ăn uống!"

Người ta phản đối Người “đánh bạn với phường tội lỗi!”

Lạy Chúa Giêsu, xin cám ơn Chúa vì Chúa tự để cho mình bị tố cáo về điều đó. Cám ơn Chúa vì Chúa đã đến khai mở thời gian vui mừng, đến để trao tặng tình bạn cho những kẻ tội lỗi, là chính chúng con... Bạn của kẻ tội lỗi. Xin cám ơn Chúa.

Gioan Tẩy Giả: Con người sám hối. Người ta chỉ trích ông về nếp sống đó, Chúa Giêsu: con người tỏ ra vui tươi phấn khởi. Người ta cũng chỉ trích Người về thái độ đó. Con người hay từ chối những lời mời gọi của Thiên Chúa biết bao! người ta tìm đủ mọi lý do chính đáng để ở lý trong tình trạng cứng đầu cách ấu trĩ. Lạy Chúa, xin chữa cho chúng con khỏi những thái độ coi thường như thế! Xin làm cho chúng con biết coi trọng những gì Chúa đề nghị.

Nhưng sự khôn ngoan được biến mình bằng các công việc của mình.

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết phán đoán “đúng" bằng cách luôn phán đoán "theo sự khôn ngoan của Chúa". Nói tóm, Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu đều cần thiết cho nhân loại như nhau: Người này được Thiên Chúa trao cho trách nhiệm mời gọi những kẻ cứng đầu cố chấp sám hối trở về... Vị kia được Thiên Chúa trao cho trách nhiệm đem đến cho con người niềm vui Nước trời... Thời gian Mùa Vọng và Mùa Giáng sinh bao gồm hai sắc thái đó.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giê-su than trách những kẻ cứng lòng

HOÀN CẢNH:

Vừa ban lời khen ngợi Gio-an Tẩy Giả xong, Đức Giê-su nghĩ ngay đến những người cứng lòng tin là các biệt phái, luật sĩ và Người đã than trách họ.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôn nay ghi lại lời Đức Giê-su mượn trò chơi của trẻ em Do Thái để khiển trách những kẻ cứng lòng tin.

TÌM HIỂU :

16-17 Tôi ví thế hệ này với ai ?”:

Đức Giê-su gọi những người Do Thái nhất là các luật sĩ và biệt phái cứng lòng tin vào Người là “thế hệ này”. Người than trách họ bằng dụ ngôn mượn ở trò chơi hát đối của trẻ em Do Thái:

Trẻ em Do Thái trong trò chơi này thường chia làm hai phe, một bên xướng câu tiểu khúc điệu vui hoặc điệu buồn, rồi bên kia đáp lại: Nếu xướng điệu ca buồn giả làm đám ma, thì bên kia than khóc, đấm ngực rên xiết; Nếu bè bên này xướng ca vui giả làm đám cưới thì phe bên kia vui hát nhảy múa hòa nhịp. Nếu hai bên xướng đáp hòa hợp như vậy thì trò chơi vui. Nhưng nhiều khi gặp những kẻ khó nết lì lợm, hay theo ý riêng không hòa hợp thì làm cho trò chơi mất vui : vì “ chúng tôi thổi sáo mà các anh không nhảy múa…”

18-19 “Thật vậy ông Gio-an đến…”:

Chúa áp dụng ý nghĩa trò chơi : Ông Gio-an Tẩy Giả sống khổ hạnh, rao giảng sự sám hối, thì những thế hệ này lại cho ông là người điên, bị quỷ ám, nên đã không ăn năn sám hối… Còn Đức Giê-su sống hòa đồng, bình dị với mọi người nên được quần chúng mến phục, thì họ lại bảo Người là kẻ sống bê tha, buông thả, nên đã không tin nhận Người là Đấng Cứu Thế.

19 b “ Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động…”:

Đức Giê-su quả quyết cả hai người (là Gio-an và chính Người) với hai nếp sống khác nhau, đều phục vụ một chính nghĩa của Thiên Chúa. Bằng chứng là cả hai đều thực hiện những công việc của Thiên Chúa đầy khôn ngoan, là công việc của Gio-an trong sứ vụ tiền hô và công việc của Đức Giê-su trong sứ vụ cứu thế đều thể hiện thánh ý của Thiên Chúa.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Bài Tin Mừng hôm nay đặt vào tâm tình và bầu khí Mùa Vọng, mời gọi chúng ta dựa vào Mùa Vọng để dọn lòng đón Chúa bằng cách hoán cải đời sống, ăn năn sám hối, trở về với Chúa trong phẩm giá người kitô hữu, con cái của Chúa. 

2. Đặt mình vào trò chơi của trẻ em Do Thái:

- Hội Thánh đang sướng lên những bài bi ai qua tinh thần Mùa Vọng, chúng ta cần đối lại cho hòa hợp bằng sự dọn mình đón Chúa đến trong tâm tình sám hối.

- Hội Thánh đang sướng lên những bài ca vui tươi, đó là cử hành các bí tích, chúng ta hãy đáp lại cho phù hợp bằng cách dọn mình đón nhận ơn Chúa qua các bí tích, nhất là thánh lễ mỗi ngày.

- Hội Thánh đóng vai của Gio-an khuyên nhủ, nhắc nhở và răn đe mời gọi hối nhân trở về, chúng ta ý thức mình là kẻ có tội, hãy mau mắn đáp lại bằng việc sám hối ăn năn để thanh tẩy đời sống.

- Hội Thánh đóng vai trò của Chúa Giê-su bằng cách giảng dạy, hướng dẫn việc thánh hóa bản thân, mặc lấy Chúa Kitô. Chúng ta hãy nhiệt tình mau mắn và sốt sắng luyện tập các nhân đức, rèn luyện bản thân mỗi ngày nên tốt hơn, lành thánh hơn.

3. Nhìn vào công việc của Gio-an Tẩy Giả:

Chúng ta phải rao giảng sự sám hối bằng đời sống khắc khổ qua việc hy sinh, hãm mình, khổ chế để nên gương sáng cho hối nhân sám hối trở về với Chúa.

4. Nhìn vào công việc của Chúa Giê-su:

 Chúng ta gieo rắc niềm vui bằng đời sống vị tha, quảng đại khoan dung để đem lại niềm vui an bình và hạnh phúc cho tha nhân.

5. Chúng ta thuộc về Thiên Chúa bằng cuộc sống cụ thể của chúng ta là sống điều mình tin: tin có Chúa thì chúng ta thực hành việc thờ phượng và vâng phục Chúa cách hiếu thảo và yêu mến.

Tin có sự sống đời sau và chăm lo cho phần rỗi đời đời của mình và tha nhân.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.